Tin tức spa
Cách xông hơi hiệu quả?
Xông hơi là một biện pháp nâng cao sức khỏe, có tác dụng làm sạch và tái sinh cơ thể đang được nhiều người lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên, xông hơi như thế nào cho hiệu quả?
Theo quan điểm y học hiện đại, xông hơi có tác dụng làm giãn nở các bắp thịt, giảm bớt sự căng thẳng đầu óc, khiến cho tinh thần thư thái hơn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, lượng acid lactic ứ đọng trong các cơ, sau khi xông hơi sẽ giúp tiêu biến sự mệt mỏi đau nhức. Xông hơi còn giúp cơ thể phân hủy một lượng mỡ nhất định để điều nhiệt. Những người thừa cân nếu có chế độ ăn uống giảm cân kết hợp với việc xông hơi hợp lý sẽ mang lại hiệu quả khá cao.
Xông hơi gia đình
Hiện nay, có hai phương pháp xông hơi là xông hơi ướt (steambath) và xông hơi khô (sauna) và mỗi cách xông hơi đều mang lại hiệu quả riêng. Xông hơi khô thường dùng sỏi được đun nóng trong máy xông hơi khô để làm tăng nhiệt độ phòng, giúp mồ hôi toát ra thật nhiều, xông hơi nước bài tiết mồ hôi hơi nước có tác dụng làm ẩm da và bài trừ độc tố. Một số chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người trước khi xông hơi nên rửa sạch mặt và mát xa nhẹ nhàng. Bạn có thể kết hợp xông hơi với việc xoa bóp da mặt để giúp da bạn hấp thụ với kem dưỡng da được tốt hơn. Bạn đang quan tâm đến phương cách xông hơi sao cho hiệu quả thì hãy thực hiện các bước cố định sau:
B1: Đầu tiên, phải tắm rửa sạch sẽ bụi bẩn trước khi vào phòng xông.
B2: Sau khi vào phòng xông hơi, tùy theo thể trạng và sự chịu đựng mà bạn chọn vị trí cho phù hợp, có thể nằm hoặc ngồi xông. Lúc xông, bạn nên thay đổi vị trí để xông toàn thân. Thời gian xông cũng tùy vào sự chịu đựng của từng người. Thông thường 1 lần khoảng 10 - 15 phút. Trong khi xông nên kết hợp massage nhẹ để thúc đẩy tuần hoàn máu.
Phòng xông hơi
B3: Sau khi toàn thân nóng lên, vào phòng hạ nhiệt nghỉ khoảng 10 phút, dùng khăn lau khô người, sau đó vào lại phòng xông hơi. Làm như vậy khoảng 3 – 5 lần, cuối cùng lau khô người, mặc áo quần vào nằm hoặc ngồi nghỉ khoảng 30 phút.
B4: Khi nghỉ có thể uống nước trái cây, nước khoáng hoặc nước muối nhạt để bổ sung lượng nước, vitamin, lượng muối đã mất đi.
B5: Thời gian xông hơi: Theo nghiên cứu, người khỏe mạnh xông khô ở nhiệt độ 80 độ C – 90 độ C, độ ẩm từ 20 – 40%, thời gian chịu đựng khoảng 17,4 phút, và xông ướt ở nhiệt độ 40 độ C – 50 độ C, độ ẩm khoảng 80 – 100%, thời gian chịu đựng dài nhất cũng chỉ ở khoảng 19,6 phút. Nếu vượt quá sức chịu đựng của cơ thể không những không xóa đi mệt mỏi mà còn mệt thêm. Do vậy lúc xông hơi, bạn nên căn cứ vào thể trạng của mình để chọn nhiệt độ, độ ẩm, thời gian xông và số lần lặp lại cho phù hợp.
B6: Sau khi xông, bạn phải có thời gian đủ để nghỉ ngơi, mỗi lần tắm không để xuất hiện ớn lạnh. Ngoài ra thời gian xông hơi không ngắn như tắm, nó yêu cầu thời gian phải dài, bình thường là khoảng 2 tiếng. Do ra mồ hôi nhiều, có thể mất đi một lượng vitamin, muối và nước lớn, nên xông hơi không nên thực hiện một cách sơ sài mà phải khoa học mới có tác dụng trị liệu, chữa bệnh.
Những điều cần chú ý khi xông hơi:
- Sau khi xông hơi tuyệt đối không nên tắm ngay, vì lúc đó các lỗ chân lông đang mở to, nếu tắm thì rất dễ bị cảm.
- Không nên xông hơi sau khi ăn no hoặc cơ thể đang đói bởi vì xông hơi không có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với hệ tim mạch.
- Không nên xông hơi hay mát xa khi người đang sốt, đang bị rối loạn tim mạch, hoặc mắc các bệnh ngoài da.
- Sau khi xông hơi cần tránh gió, đặc biệt ở những nơi gió lùa. Đặc biệt, về mùa hè, sau khi xông hơi không được nằm máy lạnh hoặc nằm dưới quạt điện mạnh.