Tin tức spa

Xông hơi xưa và nay

 

Xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian có từ lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau.

 

Ngày nay, ngoài việc chưa bệnh, xông hơi còn được biết đến như một hình thức để giảm cân, làm đẹp cơ thể. Xông hơi nước sẽ loại bỏ những chất bẩn bám vào lỗ chân lông, giúp da trở nên hồng hào sau khi tẩy sạch mọi cặn bã.

 

Xưa, thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó, xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt.

 

xông hơi xưa và nay

 

Ngày nay, thay thế nồi xông là máy xông hơi  với các loại máy xông hơi khô, máy xông hơi ướt. Được thiết kể nhỏ gọn, sang trọng, tốc độ làm nóng nhanh, máy chạy êm, độ bền lâu, phù hợp với các loại phòng xông hơi, đáp ứng yêu cầu cao nhất khi xông hơi cho mọi đối tượng.

 

xông hơi xưa và nayxông hơi xưa và nay

xông hơi xưa và nay xông hơi xưa và nay

 

Xưa, khi xông hơi trị bệnh thường chọn bài thuốc cần dùng, hái ngoài thiên nhiên hay mua ở các tiệm thuốc Y dược cổ truyền dưới dạng lá khô đã được sơ chế. Sau đó đặt tất cả vào nồi, đổ nước sạch ngập lá, đun sôi.

-  Chọn phòng kín gió, người bệnh trút bỏ quần áo ngoài, chỉ mặc đồ lót mỏng, ngồi trước nồi xông; trùm kín chăn sau đó từ từ mở nắp, hít thở mạnh để tinh chất dầu bay hơi xâm nhập vào phế nang. Thời gian xông khoảng 10 - 15 phút tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh. Tốt nhất, nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7-8 độ C và không được quá 30 phút.

-  Sau đó, lau mồ hôi bằng khăn sạch, cho bệnh nhân uống một ly nước ấm. Dùng chính nước xông ấy pha với nước lạnh tạo ra nước ấm dùng cho người bệnh lau rửa thân thể, thay quần áo sạch.

 

Nay, cách thức xông hơi cũng tương tự. Nhưng thay vì đun sôi nước cùng các loại lá, ta sẽ thay thế bằng tinh dầu được chiết xuất từ các loại lá thuốc này. Thay thế việc trùm chăn ta sẽ ngồi trong phòng xông hơi đã được làm nóng bằng máy xông hơi, đơn giản hơn, tiện lợi hơn, hiệu suất cũng cao hơn.

 

xông hơi xưa và nayxông hơi xưa và nay

 

xông hơi xưa và nay

 

Những điều cần lưu ý:

-  Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá bưởi, kinh giới và là tre cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông khá hợp chuẩn.

-  Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.

-  Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.

-  Những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em không nên sử dụng phương pháp này.

-  Trong quá trình xông hơi nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn,... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.

 

YÊU CẦU TƯ VẤN
Trang chủ Giới thiệu Thiết bị thẩm mỹ Thiết bị xông hơi Nội thất spa Phụ kiện đồ dùng spa Đá muối Himalaya Dự án đã thực hiện Setup spa Tin tức