Tin tức spa

Xông hơi giải cảm làm sao để hiệu quả?

Nếu không may bị cảm cúm do thời tiết thay đổi đột ngột, mọi người thường có thói quen áp dụng phương pháp xông hơi. Bài thuốc đó giúp cho cơ thể giải cảm hiệu quả và cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Với những cây thuốc dễ kiếm trong vườn, cách thức đơn giản, ai cũng có thể tự mình thực hiện. Nhưng riêng với những trường hợp bị nặng, sốt cao, co giật, đặc biệt là người già và trẻ em, tốt nhất bạn nên đưa đến cơ sở y tế để khám bệnh.

Xông hơi giải cảm làm sao để hiệu quả với các loại lá

Xông hơi giải cảm làm sao để hiệu quả với các loại lá

Các bước tiến hành xông hơi cụ thể như sau nếu không có máy xông hơi hoặc phòng xông hơi ngay tại nhà:

1.     Chuẩn bị dược liệu

Lá tre: 40-50g; kinh giới: 40-50g (hoặc 10-15g nếu dùng hoa); tía tô, lá long não, hoắc hương, lá chanh, cây cứt lợn: 30-40g mỗi loại; tỏi: 2-3 củ; địa liền tươi: 20-30g. Cho tất cả các dược liệu trên vào nồi, đổ nước vào và đun sôi đến khi có mùi thơm.

2.     Cách xông:

Sau khi dược liệu được nấu sôi, các bạn mang vào nhà tắm gia đình, trùm kín người bằng vải, mở vung ra để hơi bay vào người. Thời gian xông hơi tốt nhất từ 5-15 phút cho đến khi toàn thân toát mồ hôi là được.

Xông hơi xong, các bạn nên lau khô người bằng khăn ấm, rồi khăn khô và thay quần áo sạch. Tốt hơn, sau đó, bạn nên ăn một bát cháo hành, uống nước ấm và nghỉ ngơi.

Xông hơi giải cảm làm sao để hiệu quả với phòng xông hơi

Xông hơi giải cảm làm sao để hiệu quả với phòng xông hơi

3.     Công dụng của các dược liệu dùng xông hơi

Lá tre: có tính hàn, ngọt, vị cay giúp giải nhiệt, tiêu đờm. Được dùng làm thuốc sát khuẩn, cảm sốt, chữa viêm nhiễm, làm thuốc ra mồ hôi. Dùng để uống, xông từ 20-30g/ ngày.

Sả: dùng để chữa cảm cúm, sốt, dùng từ 10-20g cả cây để nấu nước xông. Ngoài ra, dùng rễ giã nát, vắt lấy nước chấm vào vùng bị chàm để chữa chàm mặt rất hiệu quả, đồng thời còn chữ đầy bụng, nôn mửa.

Tía tô: Có mùi thơm, vị cay, tính ôn làm ra mồ hôi, có tác dụng chữ cảm mạo, chữa ho, tiêu hóa kém, đau bụng, nôn mửa. Liều dùng 3-6g/ 3-10g dạng thuốc sắc.

Hương nhu: Dùng các bộ phận của cây để làm thuốc trừ rễ tươi. Cây lúc ra hoa, có tính ôn có tác dụng chữa cảm mạo, ra mồ hôi, giải biếu, nhức đầu, trừ thấp, thông dụng khi chữa cảm nắng, đau bụng, sốt. Có thể dùng tươi hay khô với liều dùng 3-8g/ 4-12g dạng thuốc sắc/ hãm.

Các bạn cần tìm chính xác loại cây thuốc và dùng đúng liều lượng, rửa sạch trước khi đun và xông hơi đúng cách. Để thuận tiện hơn, các bạn hãy trang bị ngay cho gia đình một chiếc máy xông hơi hoặc phòng xông hơi để dùng khi cần. Mọi thông tin hãy liên hệ với Mai Hân ngay từ bây giờ nhé!

YÊU CẦU TƯ VẤN
Trang chủ Giới thiệu Thiết bị thẩm mỹ Thiết bị xông hơi Nội thất spa Phụ kiện đồ dùng spa Đá muối Himalaya Dự án đã thực hiện Setup spa Tin tức